dimanche 9 mars 2014

Socio-psy

Về câu hỏi của Calm, mình nghĩ hai từ đó được dịch từ hai từ tiếng Anh: "antisocial personality disorder" và "personality disorder". Trong đó, "personality disorder" là từ chung để chỉ hầu hết các bệnh về tâm thần, không phải là một bệnh cụ thể. Hồi trước, khi mình tìm trên Google VN để tìm nghĩa tiếng Việt thì từ "psychopathy" thường được dịch theo nghĩa đen là "tâm bệnh". Từ này có nghĩa quá chung chung trong tiếng Việt nên mình không dùng. Chỉ có một hai trang dùng từ "thái nhân cách". Lúc nãy mình tìm lại trên Google VN thì thấy từ "thái nhân cách" đã được dùng rộng hơn rất nhiều.

Nhân đây, mình muốn nói một chút về các tên gọi của chứng thái nhân cách trong tiếng Anh. Mặc dù chỉ là tên gọi nhưng nó cũng quan trọng vì chúng phản ánh những cách nhìn nhận khác nhau về chứng thái nhân cách.

* "Antisocial personality disorder" là từ được định nghĩa chính thức trong cẩm nang tâm lý học DSM-IV-TR. Nó chỉ những người có hành vi phản xã hội (antisocial) rõ ràng. Nó áp dụng rất chính xác cho bọn lưu manh, trộm cướp, đầu gấu v.v... Nhưng nó không phải là thuật ngữ chính xác cho chứng thái nhân cách vì rất nhiều kẻ thái nhân cách che giấu hành vi của chúng tốt đến nỗi thoạt nhìn bề ngoài chúng là những công dân kiểu mẫu. Các trường hợp mô tả trong cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" nêu bật khía cạnh này. Có thể nói chỉ những kẻ thái nhân cách không thành công mới bị xem là chống đối xã hội và bị vào tù. Những kẻ thái nhân cách thành công ngồi ở các ghế giám đốc công ty, thẩm phán, linh mục, chính trị gia, v.v... và được hầu hết mọi người kính trọng (hay sợ hãi).

* "Sociopathy" hay "sociopath" (tạm dịch là thái nhân cách xã hội) là một từ nữa hay được dùng để chỉ chứng thái nhân cách. Tiêu đề tiếng Anh của cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" cũng dùng từ này. Đây là điểm yếu duy nhất của cuốn sách ấy bởi vì vế đầu "socio-" của từ "sociopath" ngụ ý rằng chứng bệnh này bắt nguồn từ xã hội, hay từ quá trình nuôi nấng, trưởng thành. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cách rõ ràng chứng thái nhân cách là có nguồn gốc từ gen. Quá trình trưởng thành chỉ quyết định cách nó biểu hiện ra ngoài, chứ không quyết định việc nó có xuất hiện hay không. Nói một cách khác, quá trình trưởng thành quyết định một đứa trẻ thái nhân cách sẽ trở thành một tay trùm anh chị nếu nó sinh ra trong môi trường thiếu giáo dục, hay một tay giám đốc công ty lớn nếu sinh ra trong gia đình giàu có.

* "Psychopathy" hay "psychopath" là từ chính xác nhất để chỉ chứng thái nhân cách. May mắn trong tiếng Việt cả hai từ "sociopathy" và "psychopathy" đều có thể dịch thành "thái nhân cách" nên người đọc không phải bận tâm về sự khác nhau.

Cuối cùng, mình trích một đoạn trong một tài liệu về chứng thái nhân cách mình đang dịch ở dưới đây vì nó cũng có liên quan:

Quote:Chứng thái nhân cách được định nghĩa trong tâm thần học là một trạng thái đặc trưng bởi sự thiếu hụt khả năng đồng cảm hoặc lương tâm, tính khuếch đại, khoa trương, ngạo mạn, nhẫn tâm, nông cạn, kém khả năng kiềm chế và hay sử dụng thủ đoạn để giành quyền kiểm soát của cải, tài nguyên hoặc con người. Kẻ thái nhân cách cũng được biết đến là dễ nóng giận, không cảm thấy hối lỗi hay lo lắng và dễ phạm pháp hay gây tội ác. [2]

Mặc dùng được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ tâm thần học, thái nhân cách không có đề mục chính xác tương ứng [3] trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Các Rối loạn Tâm thần – Phiên bản IV – Có Sửa đổi (DSM-IV-TR), trong đó đề mục gần nhất là rối loạn nhân cách chống xã hội (anti-social personality disorder), hay trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế - Phiên bản 10 (ICD-10), trong đó đề mục gần nhất là rối loạn nhân cách lẩn tránh xã hội (dissocial personality disorder). Vấn đề này sẽ được thảo luận trong phần “Lịch sử”.

Trong thực hành lâm sàng hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán chứng thái nhân cách là dùng Bảng Kiểm tra Thái nhân cách – Có Sửa đổi (PCL-R) của Robert Hare. Hare mô tả những kẻ thái nhân cách như là “những con thú săn mồi trong lốt người, những kẻ dùng sự hấp dẫn, thủ đoạn, đe dọa và bạo lực để kiểm soát những người khác và đáp ứng nhu cầu riêng ích kỉ của chúng. Do không có lương tâm và cảm xúc với người khác, chúng nhẫn tâm lấy bất cứ cái gì chúng muốn và làm bất cứ điều gì chúng thích, vi phạm chuẩn mực và đạo đức xã hội mà không có chút cảm giác hối hận hay vương vấn nào.” Hare cũng cho rằng mặc dù tỉ lệ thống kê của những kẻ thái nhân cách trong một xã hội bất kì là rất nhỏ, phần đóng góp của chúng vào những đau khổ trong xã hội là đặc biệt lớn. [4] Qua việc nghiên cứu cho thấy những kẻ thái nhân cách rất lão luyện trong việc leo lên những vị trí cao trong giới kinh doanh và chính trị, chúng ta có thể nói chứng thái nhân cách là vấn đề quan trọng nhất của xã hội hiện đại.

Với một người ngoài ngành, thuật ngữ thái nhân cách thường được hiểu rộng hơn, và thường bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần nói chung. Người ta thường coi “kẻ thái nhân cách” là đại diện cho cảm nhận cá nhân của họ về một con người tà ác, thường dưới hình thức một kẻ điên rồ giết người hàng loạt như vẫn được mô tả trong phim ảnh và văn học. Đây là một nhận thức sai lầm đáng tiếc.
(Nguồn từ đây)

Chỉ vì không hiểu câu thoại của chú Sherlock tự nhận mình là "high functioning sociopath" mà tôi lần mò đi đọc cái này, trích vào đây không nhỡ mất link.
Để rảnh rỗi đọc nốt cái này: Sociopath vs. Psychopath: What’s the Difference?
Ai da, thực ra tôi vẫn còn hứng thú với psychology và sociology lắm đấy.

* * *
Đang ngồi viết lettre de motif, pj d'etude và pj prof. Cố lên, cố lên, cố lên. Sao tôi lcus nào cũng cahamj chạp và vất vả hơn con nhà người ta thế nhỉ, chỉ vì IQ thấp chăng huhu...

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire