lundi 19 décembre 2011

9 sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt


1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách


Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí.

2) Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo

Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn .

3) Chúng ta rất lười ghi chép

Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó.

4) Chúng ta đọc theo phong trào

Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối”. Đơn giản rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc cho mình.

5) Chúng ta giả vờ đọc

Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để bày cho sang phòng chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân trong đó. Ngày xưa Nguyễn Tuân từng sốt sắng tả cái cảm giác mua sách về rồi nắn nót cầu kỳ đọc từng trang, sờ cái lề giấy… Bây giờ, điều đó là xa xỉ khi vô số cuốn sách xén lỗi chẳng bao giờ bị lo phát hiện vì nhiều người đâu có giở chúng ra lần nào.

6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo

Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.

7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi

Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách.

8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót

Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước.

9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích

Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.

(Tiki.vn theo VietMBA)

samedi 17 décembre 2011

Le rêve de la lune

Si la lune brille

Quand tu dors ,

C'est pour planter

Des milliers de soleils pour demain.

Si tout devient silence

Quand tu dors ,

C'est pour préparer

Le chant des milliers d'oiseaux

Et dorer les ailes des libellules.

Si la lune tombe dans tes bras

Quand tu dors ,

C'est pour rêver avec toi

Des milliers d'étoiles.


Marie Botturi

Les feuilles mortes

Tombent, tombent les feuilles rousses,
J'entends la pluie sur la mousse.

Tombent, tombent les feuilles molles,
J'entends le vent qui s'envole.

Tombent, tombent les feuilles d'or,
J'entends l'été qui s'endort.

Tombent, tombent les feuilles mortes,
J'entends l'hiver à ma porte.

Pernette CHAPONNIÈRE (1915- 2008) 
Petites poésies des quatre saisons

Như chờ tình đến rồi hãy yêu.

     Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. Những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên…Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
        Tôi nhớ có một hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.
        Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý hay nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Bởi chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em đã học biết về điều sẽ xảy ra?
        Đợi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu việc có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo phong trào” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
        Vì vậy mà hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có những loại vài tháng là uống được. Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết. Điều quan trọng không phải là sớm hay là muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng mình. Vị rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm.
       Cũng như câu chuyện về hai chú sâu kia. Sâu anh nằm trong cái kén cảm thấy bực bội vô cùng, nên cố vùng vẫy thật mạnh để mong thoát ra ngoài. Vùng vẫy ngày này qua ngày khác, sâu mọc đôi cánh bé. Nó lại cố ra sức đập cánh, đôi cánh dần lớn ra, cứng cáp. Và cuối cùng, sâu anh hóa bướm, rũ bỏ cái kén chật chội để bay lên cao. Khi đã thoát ra rồi, nó mới thấy sâu em vẫn còn mắc kẹt trong kén. Nó hăm hở lao đến giúp em phá vỡ cái kén và đưa sâu em ra ngoài.
       Thế nhưng, em biết không, sâu em mới chỉ có một đôi cánh mỏng manh bé xíu. Nó không thể bay lên như anh và cũng không còn chiếc kén để bảo vệ thân mình. Bướm anh khóc ròng nhìn em bị đàn kiến tha đi.
        Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng “Bạn sẽ có được con gà con lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó là lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hoá thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình thiết tha còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.
        Mọi vật đều có thời điểm của mình. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động.

       Xuân qua hè tới. Đông sang thu về.
       Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây khác đã khoe lá khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng ngừng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.
        Vì thế, dù cuộc sống có trôi nhanh biết mấy, em nhớ để dành trong đời mình những khoảng lặng thời gian cho sự đợi chờ. Không chỉ như chờ đèn xanh bật sáng ở ngã tư, mà như chờ rượu chín rồi hãy uống.
        Như chờ tình đến rồi hãy yêu.

(Phạm Lữ Ân)

jeudi 15 décembre 2011

Ý nghĩa của sự vô nghĩa




        Hồi Wii game mới ra và còn đang nóng sốt, tôi cũng đua đòi mua một bộ về chơi. Ngày lại ngày, tôi hì hục uýnh te-nít, uýnh kiếm, bắn nhau ì xèo.
         Nhưng mấy trò đó, chơi chừng nửa ngày là chán. Trò giữ chân tôi lâu nhất là Cooking Mama. Nintendo Wii thì ai cũng biết, nó là một máy trò chơi có thiết bị ghi nhận cử động. Ví dụ game Cooking Mama bắt bạn làm món cá hồi sốt bơ chanh chẳng hạn. Tay bạn cầm remote điều khiển phải cắt, phải đập, phải xào, phải lật y cheng bạn đang nấu thật. Bạn cắt không đủ mạnh thì đừng hòng miếng cá nó đứt, bạn lật không đủ nhanh thì thế nào miếng cá cũng bay vèo rao ngoài. Cứ như thế, tôi ôm cái máy Wii luyện trò Cooking Mama, luyện hết từ món Âu đến món Á, món nào công thức cũng thuộc nằm lòng.
       Sau một tháng chơi Cooking Mama, tay tôi gần như muốn bại liệt, ở công ty thì suốt ngày coi đồng hồ mong tới giờ về mà luyện … nấu ăn với cái màn hình LCD. Đời tôi thật sự xuống dốc. Sếp mắng, bạn bè xa lánh, gia đình hất hủi. Tôi không còn biết gì ngoài cái máy Wii.
       Sau một thời gian tự vấn lương tâm, tôi đành bẻ mấy cái đĩa Cooking Mama, và dẹp cái máy Wii vào tủ, trở về cuộc sống thật của mình.
       Tự nhiên nhắc tới Wii, là vì hôm qua, khi phải vào bếp nấu ăn, đột nhiên tôi nhìn những thứ nguyên liệu ấy thấy quen thuộc kinh khủng, cứ như một thứ “déjà vu” hay tiếng Hán Việt gọi là “ký thị cảm”, nghĩa là sự việc đang xảy ra mà cứ như mình thấy nó từ đời này kiếp nào rồi. Hóa ra ba cái đồ quỷ này, hành tây rồi ớt xanh rồi tiêu sọ, rồi thịt bò, tôi đều từng gặp qua trong Cooking Mama. Tôi biết chính xác mình phải làm gì với chúng. Miếng thịt bò này phải đập thế này. Hành tây phải cắt thế kia, theo chiều này… Tôi bèn bắt tay vào “xử” chúng, chỉ khác là không phải quơ tay quơ chân cầm cái remote và nunchuck làm trong tưởng tượng với cái màn hình LCD, mà là với dao thật, thớt thật, và đồ ăn thật.
      Cuối cùng thì cái khoảng thời gian tôi ngỡ là vô ích – khoảng thời gian chơi Wii – cũng mang một ý nghĩa nào đó. Nó giúp tôi thuộc lòng và thực hành nhuần nhuyễn vài chục công thức nấu ăn một cách vô thức. Mà tôi thì có định học nấu ăn đâu cơ chứ! Tôi chỉ muốn chơi game thôi mà!
        Trong đời mình cũng thế. Có những khoảng thời gian thoạt nhìn ta tưởng là vô ích. Nhưng nó luôn ẩn giấu một ý nghĩa nào đó. Tuổi hai mươi bạn đã phí phạm ở những quán cà phê để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, thì cũng tốt thôi. Bây giờ bạn sẽ không tốn thời gian để suy nghĩ nữa, mà bắt tay vào tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Bạn đã phí một năm trời trong quán bar thay vì làm việc, và bây giờ bạn hối tiếc? Có hề gì đâu, vì từ bây giờ, bạn sẽ chẳng còn hứng thú để bước vào bar nữa, và bạn làm việc gấp nhiều lần để đắp bù cho thời gian đã mất.
          Chỉ có điều, bạn có đủ tỉnh táo để đứng lên, cất bộ máy Wii vào tủ, bước ra tự nấu một món thật, ngửi được nếm được trong căn bếp của chính bạn? Và bạn có đủ lạc quan để nhận ra rằng, ồ, thì ra khoảng thời gian đó đâu hề phí hoài, mình đã thuộc đến vài chục công thức nấu ăn vừa Âu vừa Á?

NGUYỄN THIÊN NGÂN
(Nguồn: bmmua.com)

jeudi 8 décembre 2011

Chắc một ngày mưa đã làm tan muối

   Đã lâu rồi không viết ở đây nhỉ nhưng thỉnh thoảng vẫn ngó vào nhặt vài "tư liệu" rồi chui ra.
Melle Bovary không viết bằng tiếng Việt nữa rồi, để hôm nào có thời gian (nói câu này như tự khất thôi) thì dịch lại.
* * *

“Mademoiselle Bovary” de Maxime Benoit-Jeannin.

Le roman que j’ai choisi, c’est l’oeuvre “Mademoiselle Bovary” de l’auteur Maxime Benoit-Jeannin.
Ma lecture de ce roman commence par un tort! La derniere annee, j’ai appris l’ouvrage “Madame Bovary” de Gustave Flaubert en 1856 dans le cours de la litterature de XIXe siecle. Alors une fois etant alle’ au librairie, j’ai trouve’ ce roman et n’ai pas regarde’ le nom de son auteur. Je pensais completement que c’était Madame Bovary, je me suis trompe’! Et après l’achat de ce roman, j’ai reconnu mon tort et je l’ai oublie’ dans le coin. Le dernier mois, quand je choisissais un roman pour lire selon la demande de mon prof, j’ai decide’ de lire le livre que j’ai eu. Et apres le lire, je pense que c’est mon tort judicieux. C’est un bon ouvrage!
Mademoiselle Bovary pouvant l’appeler par La partie poste’rieure de Madame Bovary car simplement ce roman parle de la vie de Berthe Bovary - la fille de Madame Bovary (le personnage principale dans l’oeuvre de G.F). Son auteur, Maxime Benoit-Jeannin (né en 1860 et mort en 1962) “un e’crivain qui est en même temps un docteur” (extrait de l’introduction du roman) a eu l’occasion de rencontrer G.Flaubert et lui a demande d’un roman du personnage Berthe Bovary. Et G.Flaubert a encourage’ B-J à ecrire “un roman futur” et c’est Flaubert qui a corrige’ les premieres parties de ce roman. Apres la mort de Flaubert en 1880, la mort de B-J en 1962 et les temps discontinus, meme quand l’ouvre est acheve’ par B-J à Pe’kin (en Chine) en 1895, pres d’un siecle apres, l’ouvre Melle Bovary est edite’ par le petit-fils de B-J, Maxime Robert Benoît-Jeannin (portant le meme nom avec son grand-pere, né à 8 décembre 1946) et est publie’ finalement en 1991. Ce sont les informations selon l’introduction du roman.
Il faut dire que je ne lis pas encore l’ouvre Madame Bovary de Flaubert mais je connais son contenu et son resume’. Au de’but j’ai peur de ne comprendre pas ce roman (car c’est la partie poste’rieure!). Et apres, malgre quelques details, quelques personnages de l’ouvre anterieur (Madame Bovary) j’ai compris parfaitement le contenu de ce roman. De plus, je trouve que c’est l’ignorance de l’e’criture de Flaubert et les details de Madame Bovary qui me fait ne pas etre sous son influence. Quand on lit 2 ouvrages de 2 auteurs qui ont le raport, e’videmment on les compare pour juger. Si on ne lit pas encore Me.Bovary, on lira Melle Bovary comme un ouvre independant. Et moi, comme j’ai connu le contenu de M.Bovary, alors j’ai lit M.elle Bovary avec la pensee: j’ai peur, je m’inquiete que Berthe Bovary, est-ce qu’elle a un destin, une vie comme sa mere? Sa vie est plus heureuse, son destin est chanceuse que sa mere? Et je porte ces pensees dans tout le moitie’ du roman, car… le chose dont j’ai peur s’est passe’. 
(Extrait de mon rapport)

* * *

vendredi 2 décembre 2011

Muối một ngày lạnh - Dạ Thảo Phương

Muối một ngày lạnh
               
         Dạ Thảo Phương



Chiếc áo khoác mặc 3 năm, sớm nay bỗng thành xa lạ
Xa Hà Nội 8 tháng đã ngại nhớ ngày về
Hà Nội, như cơn mơ dài và rất thật, lỡ mở mắt
Là không chạm tới được


"Thành phố vẫn vậy thôi, mọi người cũng thế
Chỉ vài điều không còn như xưa"*


Vẫn vậy thôi
Nhà cũ cổng sắt sơn xanh, ban công cũ vương lá khế rụng
Chỉ bài trí đã khác
Phòng tắm nghe nói vẫn treo tấm gương nhỏ hơi lệch về phía có tiếng tim đập
Chỉ người tắm, mình không quen


Ngã tư Nhà Thờ, vẫn cây bàng mùa đông lá đỏ như bị gai đâm

Quán trà xu đối diện vẫn mở


Đôi lúc thèm cuống quýt được chạy về Hà Nội
Ngồi vỉa hè, ấp má một chén trà nóng
Cho lòng lại được bình yên'


Vẫn vậy thôi
Ghế nhựa xanh đỏ, phích Tàu, chủ quán thô lỗ
Mà giờ lố nhố khách đi xe sành điệu tập làm nốt nghệ sĩ
Bậc thềm vẫn nhỏ, chỉ khuyết người bạn hay mặc áo dạ nâu, cổ dựng cao, vạt áo dây một chấm sơn dầu màu cà phê
Ngón tay bạn mảnh gầy, chai vì dao khắc gỗ
Một lần lẳng lặng ủ ấm tay mình


Một người bạn bao năm chẳng nói lời yêu ai, khi tiễn chân vẫn đôi mắt hiền và trong, không dám nhìn mình lâu
Giờ đã sắp chia tay mối tình 4 tháng, bắt đầu một cuộc tình khác nữa'


Sao thời bố mẹ mình, sống chết chỉ cách nhau một sợi tóc mà 10 năm, 20 năm lòng người vẫn thế
Giờ 3 ngày không online, nick name đã như bia mộ người không quen


Tuần nào cũng skype, quên cả nỗi nhớ nhà
Thôi nhớ công việc
Nguôi nhớ món ăn
Bạn thân đã cách lòng mà ai cũng ngại nói
Tên người xưa đôi khi vẫn vô tình nghe nhưng không đủ gợi buồn


Sáng nay
Đạp xe một mình trong tuyết, chợt nghĩ đến từ "Hà Nội"
Chỉ vậy, mà bật khóc
Nước mắt lăn một đoạn rất ngắn
Mặn và trắng như muối
Trên gương mặt vẫn tên mình nhưng đã có chút gì không thể như xưa...

9.11.09
* Lời một người bạn

***

Đi qua 20 cùng bài thơ này. Những ngày chờ 21.