mercredi 23 novembre 2011

Mademoiselle Bovary

Phải viết ngay khi đọc xong không lại xẹp mất.
*
Cuối cùng thì tôi cũng đọc xong M.elle Bovary - cuốn sách mua nhầm vì định mua Madame Bovary, tức tác phẩm Mẹ của Nàng Bovary này - cái tội không nhìn tên tác giả. Và sau sắp xấp xỉ 2 năm để "gối đầu giường" thì đến nay, nhân dịp đọc để hoàn thành một bản báo cáo hay bài viết nhỏ về 2 tác phẩm nguyên bản tiếng pháp đã đọc phải nộp đầu tháng 12 tới đây, cuốn sách này mới được nhắm đến. Yêu cầu của cô giáo là đọc tác phẩm nguyên bản tiếng p nhưng tôi lười quá nên cuốn này là song ngữ - nhà xuất bản Thế giới dày 500 trang khổ xấp xỉ A4(!), cuốn còn lại là Aurélia của Gérard de Nerval (một nhà quý tộc?) nguyên bản tiếng pháp chỉ 100 trang lại khổ bán A3 (trái ngược nhau đến thế đấy) thì chưa đọc chữ nào.
Sơ lược Aurélia 

Còn đây là bài về Nàng Bovary.

Sau khi nhẩn nha đọc 1/3 cuốn sách cách đây một tháng, mà trong 60 ngày trung bình đọc    trang thì sau đó chững lại vì... không hấp dẫn. Đến mấy ngày gần đây bắt đầu đọc ngấu nghiến khi đã đi qua nửa già cuốn sách - trung bình một ngày đọc 21 trang (!) đến hôm nay chẳng cần cái hạn nào, tôi đã nhai ngon lành xong vì... hay! Mâu thuẫn quá không? Hãy xem vì sao tôi có sự mâu thuẫn này nào.

      Mademoiselle Bovary (Nàng Bovary) như trong cuốn sách được gọi là "150 năm sau Madame Bovary (Bà Bovary)" của nhà văn vốn là bác sĩ Maxime Benoit-Jeannin (1860-1962 - sống tròn một thế kỷ) viết năm 1953. Đây có thể gọi là Hậu Bovary hay Con gái Bà Bovary - tác phẩm nổi tiếng Madame Bovary của Flaubert mà tôi không thèm nhìn rồi mua nhầm đây. Nhưng cuối cùng cái nhầm này lại đưa tôi đến một nhận xét rằng đây là một tác phẩm hay.

Cuốn sách dẫn dắt chúng ta bắt đầu từ câu kết của cuốn sách Bà Bovary, phải nói thêm rằng tôi chưa đọc Bà Bovary và hơi lo ngại rằng coi như đây là phần hai thì liệu có hiểu được không, nhưng rồi sau khi đã đọc xong tác phẩm này tôi nói rằng hoàn toàn hiểu được. Trong cuốn sách này B.Jeannin đôi lần có viết những câu "như bạn đã biết" như mặc định coi như rằng mọi độc giả của ông đều đọc tác phẩm Bà Bovary trước đó và có một số chi tiết khá phức tạp liên quan đến những nhân vật trước đó nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn hiểu được cuốn sách này. Cá nhân tôi còn nhận thấy việc chưa đọc tác phẩm Bà Bovary còn giúp người đọc không bị ảnh hưởng hình ảnh của nhân vật nữ chính trước đó - tức Emma Bovary mẹ của Nàng Bovary hay Berthe Bovary. Tôi có được cái nhìn hoàn thiện nguyên bản về nhân vật Berthe này từ khi cô là cô gái bé nhỏ sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nhỏ với những bất hạnh từ thưở thiếu thời, từ những gì mà người mẹ đã để lại dấu tích không tốt đpẹ trong cuộc sống của cô. Để rồi dõi theo tác pâh từ khi cô là cô gái non nớt chỉ tuân theo sự đưa đẩy hoàn toàn của số phận và ngoại cảnh trở thành quý bà De la Huchette khi mới 16 và góa phụ năm 18. Cuộc đời kết thúc ở đó hay mới chri bắt đầu?

Một nửa cuốn sách - 500 trang song ngữ trừ lời giới thiệu và chú thích suy ra chỉ còn khoảng 220 trang tác phẩm - kể về tuổi thơ tuổi thiếu niên của cô bé Berthe bất hạnh ở ngôi làng nhỏ. Tôi đã học tác phẩm Bà Bovary trước đó ở lớp nên đã phần nào bị ảnh hưởng khi đọc tác phẩm rằng: Liệu cô bé bất hạnh này sẽ có được một cuoo sống tốt đẹp hơn không? Và tôi đã hoang mang với câu hỏi đó vì suốt nửa đầu cuốn sách câu trả lời là: Không.
Berthe bất hạnh mất mẹ, mất cha rồi bà nội cuối cùng là ông ngoại, tận cùng khốn khổ là cuộc sống ở nhà máy dệt nơi cô bị bắt vào làm việc và những dan díu nhạy cảm đồng tính với một cô bạn duy nhất ở đây, kết thúc bằng việc lấy chồng năm 16 tuổi bằng một cuộc gặp gỡ với người tình cũ... của mẹ ở một nhà thổ. Vô cùng tăm tối. Một cô gái non nớt chỉ mới dừng lại ở biết đọc biết viết dù không được đến trường, con chim non ấy chưa biết chút gì về cuộc sống này, ở tuổi thiếu niên như bao người khác cô khao khát khám phá, yêu đương, sự quan tâm và cô hoàn toàn chẳng nhân jđược điều gì. Sống với bà cô góa chồng không có con cô bị ghẻ lạnh, trong xưởng dệt mà con người làm viejjc như mtooj cái máy không hề có giao tiếp. Không bạn bè, không người thân thiết, cô còn quá non trẻ và sinh đẹp. Tôi đã cảm thấy lo sợ bơi cái sự non nớt lại kèm xinh đẹp ấy. Vì lẽ rằng hcusng ta vẫn nghe câu cũ: Hồng nhan bạc mệnh, bất hạnh có tìm đến cô gái khốn khổ này? Trong cái mớ đen tối lùng bùng ấy, lứa tuổi dậy thì luôn cần một con đường một hướng đi đúng đắn, bất cứ tác động nào cũng dễ ảnh hưởng đến họ và bản thân một cô gái hoàn toàn bình thường như cô đã bị cuốn vào những đụng chạm tình cảm với cô bạn cũng không đồng tính Louise. Louise là một trong số các cô gái sống ở tu viện dưới những quy định, hà khắc vốn có. Họ trẻ trung, khao khát tình yêu tình thương và có một chút gì đó là bản năng. Louise khiến Berthe trở thành người tình, 2 cô gái là người tình của nhau. Nhưng đây là một phần của hoàn cảnh như tác phẩm đã giải thích về Louise, cô gái đã từng bị cha mình cưỡng bức đến thành không ham muốn người khác giởi mà chuyển sang đồng giới. Berthe không có lỗi, chỉ là cô đến đúng lúc như số phận đưa đẩy.

Một cô gái trẻ trung quá đẹp ở giữa một ngôi làng thợ nghèo, chẳng phải như một quả bom nổ chậm sao? Nhưng ngay gần đó là lâu đài của của chủ nhà máy dệt, gia đình bá tước de Vaufrylard. Với tôi nó như một chút hy vọng, một chút chờ đợi rằng có một sự tiềm tàng nào đó sẽ thay đổi với cô gái đẹp không thuộc về cuộc sống mờ nahtj đến tàm thưởng này. Nhưng chẳng có gì xảy ra giữa cô với lâu đài sang trọng đó, những cuộc gặp gỡ quá mờ nahtj với bà chru lâu đài. Và cuố icufng cô gái non nớt thieetus hiểu biết ấy đã lại đi theo số phận rơi vào nhà chứa nhưng may mắn đã tìm đến cô ngay ở người khách đầu tiên. Cô trở thành nhân tình và cuối cùng được trở thàn vợ - quý bà của ông Rodolphe de la Huchette, trớ trêu thay một phần vì mối quan hệ lỗi lầm trước đó của ông ta với mẹ cô - bà Emma Bovary. Thật cay nghiệt khi một ông già ngoại tứ tuần ham mê sắc dục đó lấy con gái của nhân tình cũ - ngwoif ông đẫ góp phần đẩy đến cái chết. Tưởng như mở được một trang mới tưởi sáng hơn cho Berthe Bovary khi giờ đây cô đã bước lên một bước cao hơn thì cũng như đóng lại cuộc đời của cô gái trẻ. Tôi vẫn còn nhớ câu nói của một nhân vật trong một bộ phim khi cô ấy có con khi còn quá trẻ: Tôi đã là đàn bà trước khi là phụ nữ. Và câu nói này phù hợp với Berthe khi tôi đọc tới đoạn này. Cô ấy có thai, cô ấy "được" lấy và may mắn trở thành quý bà. Nhưng mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời đều có một ý nghĩa reieng của nó, nhờ cuộc gặp gỡ định mệnh này cô đã may mắn thoát khỏi kiếp gái làng chơi - mtooj cuộc đời còn đen tối hơn trước, may mắn bước đến cucooj sống quý tộc hơn. Đều có cái giá của nó.
      Chúng ta, người đọc có thể thấy đau đớn, tiếc nuối cho Berthe khi cô gái lấy người tình của mẹ đáng tuổi cha mình ấy. Nhưng Berthe - cô gái trẻ thiếu hiểu beiets ít nhất là về nghĩa đen ấy lại hoàn toàn hạnh phúc. Cô tháy mình đợc cứu vớt, đang được yêu thương được quan tâm lại đến từ người cô ngưỡng mộ qua bức ảnh ôc tìm thấy trong đôáng đồ di vật của mẹ. Cô đã khẳng đinh cô yêu ông ấy, giai đoạn đầu  của cuộc hôn nhân là hạnh phcus.


(Còn tiếp, dài quá, tí sửa sau)














lundi 14 novembre 2011

Chợ Tết - Bình Nguyên Trang (báo HHT)

Chợ Tết
Bình Nguyên Trang

HHT tết - Xuân Ất Hợi 1995

Chợt tết năm nay nhiều pháo hoa
Em đi với mẹ, đường làng xa
Một cánh đồng qua hai quãng vắng
Nghe mùa trở dạ lúc cuối đông

Hoa xuân chúm chím nụ cười hồng
Thuyền xuôi thôn Hạ, cập bến sông
Mẹ em xuống bến mua hoa Tết
Phiên chợ cuối cùng anh đi không ?

Mấy cô hàng xóm bận gánh đồng
Bày bán bao nhiêu là pháo bông
Lũ trẻ quần áo tươm tất quá
Đốt pháo xì xèo giữa chợ Hoa

Máy dì bán vải cứ thiết tha
Mời wm mua vải tím hoa cà
Mẹ bảo em đừng may áo tím
Ngày xuân mặc thế sẽ trông già

Cầm tay mẹ dắt giữa chợ hoa
Mẹ sợ em đi lạc đấy mà )
Sơm sao mà mẹ lo ghê thế
Mười bảy tuổi rồi, con tự đi

Em sợ ai trông thấy sẽ cười
Con gái lớn ai bày trò làm nũng
Chợ đông, người đông, hàng hoá cũng
nhiều đến vô cùng, phía trước, sau

Nhưng em thương nhất chị bán trầu
Lặng lẽ xếp hoại mấy miếng cau
Nhìn nguời đua chen mà mua bán
Mắt chị mênh mang nỗi sầu.

*
Sao giọng thơ như Nguyễn Bính thế hệ trẻ thế này?!

jeudi 10 novembre 2011

mercredi 9 novembre 2011

Thơ Tế Hanh (để dành)

Rét Nàng Bân

Khi em đan áo ấm cho anh
Gió còn thổi qua bàn tay lạnh
Những đôi chim tìm nhau ủ cánh
Mây đầy trời, rơi rớt nắng mong manh

Em vội dệt thời gian qua sợi thắm 
Những giờ trưa không nghỉ những đêm thâu 
Sợi len mịn so sợi lòng rối rắm
Áo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu!

Em gửi áo lo anh giận dỗi
Nhận áo em anh lại ngại em phiền
Đời cán bộ ít giờ nhàn rỗi
Vì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêng

Hoa bắt đầu thưa thớt cuối đường xuân
Cành cây đã sum suê lá đậm
Tháng ba đến với những ngày nắng ấm
Bỗng mùa đông trở lại! Rét nàng Bân

Nàng Bân xưa may áo ấm cho chồng
Áo may xong không còn mùa lạnh nữa
Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứa
Cho rét về đáp lại nỗi chờ mong

Anh mặc áo của em và cảm thấy
Bàn tay yêu nhân ấm gấp hai lần
Thời gian hiểu lòng ta biết mấy:
Có tình người nên có rét nàng Bân.

-1957-

Sống vội

(Tặng Huy Cận)

Trong tôi văng vẳng dư vang
Điệu buồn của lá phai vàng rơi thưa

Trong tôi thoang thoảng hương đưa
Cỏ hoa tàn cũ, mộng xưa vẫn sầu.

Mây trời nhuộm bóng thương đau
Lá hoa héo rũ, nắng nhàu mình tơ...

Hơi sương nhỏ lạnh lòng thơ;
Tôi nghe rợn ngợp nước mờ nao nao...


Biệt ly tụ họp thời nào,
Thương vương khắp nẻo, nhớ bao tư bề...

Thu đi lâu quá không về!
Lòng chờ vội sống giữa hè ít thu...




Vườn Xưa


Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao hôm sao mai không cùng ở
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?

Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua

Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thì gọi anh về

Lần sau anh trở lại một ngày hè
Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?

mardi 8 novembre 2011

Papa aime maman - Mimi Hétu

Papa aime maman - Mimi Hétu



Quel beau temps aujourd'hui c'est dimanche.
Dans les bois ils s'en vont tous les deux.
Gentiment sur sa joue il se penche.
Lui et elle, elle et lui sont heureux.

Papa aime maman. Maman aime papa.
Papa aime maman. Maman aime papa.

Elle ne fait pas très bien la cuisine.
Ses rôtis sont plus noirs que charbon.
Il lui dit : "ne fait pas cette mine ".
Je n'ai jamais rien mangé d'aussi bon.

Papa aime maman. Maman aime papa.
Papa aime maman. Maman aime papa.

Elle fut bien malade en décembre.
Ce mois-là ,c'est le mois des bébés.
Quand Papa est sorti de la chambre,
Je crois bien qu'alors il a pleuré.

Papa aime maman. Maman aime papa.
Papa aime maman. Maman aime papa.

Dịch: Bố yêu mẹ - Mimi Hétu

Hôm nay ngày chủ nhật thật tươi đẹp sao
Cả bố và mẹ đang đi dạo thong thả trong rừng
Thật đáng yêu bố cúi xuống thơm lên má mẹ
Bố với mẹ, mẹ với bố hạnh phúc quá đi!

Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố
Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố.
Mẹ không biết nấu ăn ngon lành đâu
Món thịt quay của mẹ còn đen hơn cả than
Thế mà bố vẫn bảo mẹ: Em không phải buồn vậy đâu!
Và em chưa bao giờ ăn mói nào ngon đến thế.

Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố
Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố

Tháng mười hai mẹ bị ốm nặng
Và lúc đó là tháng ngày của những em bé
Khi bố ra khỏi phòng
Em chắc chắn lúc đó bố đã khóc.
Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố
Bố yêu mẹ, mẹ yêu bố!


jeudi 3 novembre 2011

     Đúng là trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành vào lúc... 8 giờ sáng. Dậy lúc 7g kém 20p nằm nghĩ mãi xem đi  hay nghỉ, nghỉ hay đi học và giờ thì ngồi đây. Dậy cà phê, bánh trái, sữa ăn uống mầy mò vừa đọc Vừa nhắm mắt  vừa mở cửa sổ - từ ngày sách đến (2 ngày trước) đi ngủ cũng ôm cả 4 quyển theo, dậy cái là sờ vào, ve vuốt, thật là thích mê mẩn!!! Xong xuôi thì lên giường đắp chăn nhét tai nghe nằm nghe nhạc hòa lẫn tiếng mưa lim dim ngủ. Chẹp.
     Và rồi lần dậy, ngồi lên đồng ở đây, chẳng hiểu mình đang vô dụng đến độ nào nữa.
     Dạo này chững lại, không học DELF, không đọc Bovary, không viết mail, không học anh, không lần mò chui vào các trang tìm bou, pp VM chưa làm...vv.. Dừng lại hoàn toàn, ngày đêm chỉ nghĩ đến giờ ăn và lăn ra ngủ. Lười cũng phải, cái chính là không hiểu sao hứng lại tạm dừng. Để bây giờ ngày qua ngày cứ ngồi ngóng mưa, ngủ trưa dậy uống sắn dây chanh và ngồi viết thư tay. Quá là điên rồ khi mà chẳng mấy lại tự ngồi than thân trách phận chửi mình, sao lại abc, sao cứ xyz để giờ 123...
***
     Mãi hôm nay mới mưa, sáng nay vừa đọc đến phần Những ngày mưa trong cuốn sách trên, bây giờ ngồi trong bóng tối nghe Hakase và lạch tạch đều theo nhịp mưa, thứ tiếng thân quen quá.

     "Mẹ tôi nói ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng, nhất là những ngày mưa kéo dài. Mẹ ngồi trên bậc cửa, chải tóc. Mẹ chải như tìm thấy niềm vui trong đó. Cũng như tôi vui khi chạy trong mưa vậy, Mỗi một người có một niềm vui khác nhau. Giống bố tôi, bố vui khi nhìn thấy cánh đồng. Một ngày không ra đồng, bố thấy buồn quay quắt."
(...)
     "Những lúc đó cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm vui riêng thuộc về mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một sợ dây đàn, chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui."
(...)
     "Những ngày mưa tôi hay chui vào đống chăn tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú vị, nhìn mà cứ như không nhìn. Trong bống tối, sẽ không có ai có thể nhìn tháy khuôn mặt của tôi. Những cơn mưa trong bóng tối cũng vậy, sẽ không ai biết là đang có cơn mưa nếu như không nghe tiếng rào rạt trên mái.
      Mẹ nói những cơn mưa đêm là những cơn mưa êm đềm nhất."


(Trích Những ngày mưa 
trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần)

    Một cuốn sách hay là quá chung chung, với tôi phải dùng từ là ngọt ngào, không phải thứ ngọt của kẹo mà là hương vị thơm ngọt của trái cây, dịu dàng và thơm mát lẩn khuất. 
     
     Khi bắt đầu đọc cuốn sách với bìa tái bản khá dễ chịu với hình đôi mắt biết cười của một đứa trẻ, tôi không hề nghĩ đây là cuốn sách viết về tuổi thơ ngọt ngào. Tôi đã nghĩ đến những ký ức trong sự nuối tiếc, những u hoài lẩn khuất vọng về hiện tại. Bắt đầu chú ý đến nó từ cái tên nhưng với ý nghĩ trên tôi đã không quyết định mua cho đến khi thấy quyển sách nhận được nhiều nhận xét trên tiki và một vài người quen (tôi có thói quen là không đọc nhận xét trừ khi quá phân vân mà chỉ... đếm xem có nhiều nhận xét không).
     Ở những trang đầu cuốn sách, điều tôi nghĩ đầu tiên đó là... giọng văn giống Nguyễn Nhật Ánh, những câu chuyện trẻ con dành cho người lớn, kể cả những hình minh họa. Dần dần, khi đến những trang tiếp theo tôi nhận ra, không thể có Nguyễn Nhật Ánh thứ hai được. Đây là Nguyễn Ngọc Thuần (hai nhà văn này có những cái tên đẹp và lạ như văn của họ). Nếu ở NNA giọng văn hài hước, pha trò không cưỡng nổi với những đoạn miêu tả vừa thơ vừa đẹp, cái đẹp của những bông hoa, thì ở NNT đó là văn phong của trái cây, thứ trái quả vườn chín cây còn đọng sương đêm tự nhiên kết tinh. Anh kể thủ thỉ và tự nhiên những câu chuyện ấu thơ, anh của hiện tại nhưng hoàn toàn là anh đang sống lại những ngày thơ bé, từ cảm giác đến hành động. Và điểm chung của cả hai nhà văn là đều xen vào những câu triết lý những đúc kết một cách tự nhiên không hề khiên cưỡng, đó chính là lý do chúng được gọi là truyện trẻ con dành cho người lớn.
       Những câu chuyện của Vừa... vừa... nhẹ nhàng êm ái, đôi khi không có hồi kết, nó dở dang nhưng lại khiến người đọc thấy dễ chịu và ừ với tác giả, ừ với nhân vật. Ừ đúng thật! Người đọc hoàn toàn hòa mình với nhân vật, khi cậu bé cười tôi nghe rõ tiếng giòn tan khanh khách, khi cậu bé mở cửa sổ hít hà thứ hương để đi dạo trong khu vườn, tôi thấy mình cũng đang nhắm mắt, khi cậu bé trèo lên cây ngắm những ngôi sao tôi thấy mình rùng mình vì lạnh. Cậu bé là nhân vật tôi và tôi cũng là cậu, tôi hình dung tôi cảm nhận và tôi làm những điều cậu đang làm. Thật thú vị. 
      Anh kể chuyện lãng mạn mà không cần dùng từ hoa mỹ, anh nói chuyện cảm động mà không dùng từ ngữ sẻ chia, thương cảm, đây chính là biện pháp "gợi". Anh chỉ kể, chỉ tả và cảm nhận hoàn toàn thuộc về người đọc, mỗi người có một cảm nhận khác nhau, có thể mơ hồ không cụ thể nhưng đều là cảm xúc cho riêng mình, thuộc về mình. Có rất nhiều từ ngữ đơn giản được NNT sử dụng hoàn toàn tự nhiên nhưng đạt hiệu quả cao độ, như bản thân tôi đã ám ảnh mãi từ "cười cười" trong một phần của cuốn sách, sức ảnh hưởng của nó quá lớn, bây giờ chỉ cần nhắc đến từ này là tôi hình dung ra một khuôn mặt đang "ẩn ý" đến thú vị.
      Có lẽ một điểm chung nữa cần nhắc đến đó là NNA và NNT có cách miêu tả, hay là vẽ ra nhân vật thực sự cuốn hút tự nhiên. NNA khi miêu tả cái đẹp ông dùng nhiều mỹ từ hơn, đọc những dòng văn đẹp đến lạ kỳ, NNT lại không sử dụng mỹ từ, những cái đẹp giản dị chân chất. Nhưng cả hai đều thật, đều khiến người đọc cảm thấy nhân vật gần gũi, chẳng quá xa xôi để hình dung. Và đôi khi nhân vật tự miêu tả không bằng văn kể mà bằng những mẩu đối thoại, chỉ vài câu ngắn thôi, cũng khiến chúng ta hình dung ra tính cách anh ấy, cô ấy hay cậu bé cô bé ấy.
      Điểm đặc biệt nữa là những câu văn của NNT rất ngắn gọn, ngắn gọn một cách tự nhiên đến đáng yêu. Chấm, phẩy rõ ràng rành mạch và không hề bỏ lửng câu viết, viết... như học sinh cấp một. Rất nhiều câu cực kỳ đơn giản, đôi khi là một chuỗi câu kể và tả hay đối thoại ngắn như thế. Và nó cũng góp phần làm nên hiệu quả tự nhiên của cuốn sách, thứ trái cây này. Như bài  văn của cậu học sinh cấp một đang kể những câu chuyện hàng ngày. 
     Khi viết những dòng này, tôi mới chỉ đọc đến nửa cuốn sách. Tôi không muốn đọc hết, tôi muốn để dành nhai chầm chậm từng chút một. Bạn sẽ đọc nó như ăn thứ trái quả như tôi, sẽ thấy vị ngọt trên lưỡi, hương thơm trên mũi, thứ âm thanh lanh lảnh ở tai và cảm giác êm ái trong tâm hồn. Chúng ta chẳng phải cũng từng có tuổi thơ, NNT chỉ đang kể lại câu chuyện của mình mà khiến chúng ta sống lại bằng cảm giác như anh viết thứ niềm vui của mỗi người, thuộc về mỗi người. Và tôi đã kể với các bạn bí mật về cuốn sách với tôi, các bạn hãy giữ giùm tôi bí mật này nhé! Và khi gặp nhau chúng ta sẽ cười cười vì chúng ta có một điều mà chỉ chúng ta biết với nhau thôi. 

* * *
     Chắc thích quá không kiềm chế nổi ấy mà. Hết vốn viết lại chuyển sang buồn ngủ, khổ ghê.
Ảnh: internet