mercredi 23 novembre 2011

Mademoiselle Bovary

Phải viết ngay khi đọc xong không lại xẹp mất.
*
Cuối cùng thì tôi cũng đọc xong M.elle Bovary - cuốn sách mua nhầm vì định mua Madame Bovary, tức tác phẩm Mẹ của Nàng Bovary này - cái tội không nhìn tên tác giả. Và sau sắp xấp xỉ 2 năm để "gối đầu giường" thì đến nay, nhân dịp đọc để hoàn thành một bản báo cáo hay bài viết nhỏ về 2 tác phẩm nguyên bản tiếng pháp đã đọc phải nộp đầu tháng 12 tới đây, cuốn sách này mới được nhắm đến. Yêu cầu của cô giáo là đọc tác phẩm nguyên bản tiếng p nhưng tôi lười quá nên cuốn này là song ngữ - nhà xuất bản Thế giới dày 500 trang khổ xấp xỉ A4(!), cuốn còn lại là Aurélia của Gérard de Nerval (một nhà quý tộc?) nguyên bản tiếng pháp chỉ 100 trang lại khổ bán A3 (trái ngược nhau đến thế đấy) thì chưa đọc chữ nào.
Sơ lược Aurélia 

Còn đây là bài về Nàng Bovary.

Sau khi nhẩn nha đọc 1/3 cuốn sách cách đây một tháng, mà trong 60 ngày trung bình đọc    trang thì sau đó chững lại vì... không hấp dẫn. Đến mấy ngày gần đây bắt đầu đọc ngấu nghiến khi đã đi qua nửa già cuốn sách - trung bình một ngày đọc 21 trang (!) đến hôm nay chẳng cần cái hạn nào, tôi đã nhai ngon lành xong vì... hay! Mâu thuẫn quá không? Hãy xem vì sao tôi có sự mâu thuẫn này nào.

      Mademoiselle Bovary (Nàng Bovary) như trong cuốn sách được gọi là "150 năm sau Madame Bovary (Bà Bovary)" của nhà văn vốn là bác sĩ Maxime Benoit-Jeannin (1860-1962 - sống tròn một thế kỷ) viết năm 1953. Đây có thể gọi là Hậu Bovary hay Con gái Bà Bovary - tác phẩm nổi tiếng Madame Bovary của Flaubert mà tôi không thèm nhìn rồi mua nhầm đây. Nhưng cuối cùng cái nhầm này lại đưa tôi đến một nhận xét rằng đây là một tác phẩm hay.

Cuốn sách dẫn dắt chúng ta bắt đầu từ câu kết của cuốn sách Bà Bovary, phải nói thêm rằng tôi chưa đọc Bà Bovary và hơi lo ngại rằng coi như đây là phần hai thì liệu có hiểu được không, nhưng rồi sau khi đã đọc xong tác phẩm này tôi nói rằng hoàn toàn hiểu được. Trong cuốn sách này B.Jeannin đôi lần có viết những câu "như bạn đã biết" như mặc định coi như rằng mọi độc giả của ông đều đọc tác phẩm Bà Bovary trước đó và có một số chi tiết khá phức tạp liên quan đến những nhân vật trước đó nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn hiểu được cuốn sách này. Cá nhân tôi còn nhận thấy việc chưa đọc tác phẩm Bà Bovary còn giúp người đọc không bị ảnh hưởng hình ảnh của nhân vật nữ chính trước đó - tức Emma Bovary mẹ của Nàng Bovary hay Berthe Bovary. Tôi có được cái nhìn hoàn thiện nguyên bản về nhân vật Berthe này từ khi cô là cô gái bé nhỏ sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nhỏ với những bất hạnh từ thưở thiếu thời, từ những gì mà người mẹ đã để lại dấu tích không tốt đpẹ trong cuộc sống của cô. Để rồi dõi theo tác pâh từ khi cô là cô gái non nớt chỉ tuân theo sự đưa đẩy hoàn toàn của số phận và ngoại cảnh trở thành quý bà De la Huchette khi mới 16 và góa phụ năm 18. Cuộc đời kết thúc ở đó hay mới chri bắt đầu?

Một nửa cuốn sách - 500 trang song ngữ trừ lời giới thiệu và chú thích suy ra chỉ còn khoảng 220 trang tác phẩm - kể về tuổi thơ tuổi thiếu niên của cô bé Berthe bất hạnh ở ngôi làng nhỏ. Tôi đã học tác phẩm Bà Bovary trước đó ở lớp nên đã phần nào bị ảnh hưởng khi đọc tác phẩm rằng: Liệu cô bé bất hạnh này sẽ có được một cuoo sống tốt đẹp hơn không? Và tôi đã hoang mang với câu hỏi đó vì suốt nửa đầu cuốn sách câu trả lời là: Không.
Berthe bất hạnh mất mẹ, mất cha rồi bà nội cuối cùng là ông ngoại, tận cùng khốn khổ là cuộc sống ở nhà máy dệt nơi cô bị bắt vào làm việc và những dan díu nhạy cảm đồng tính với một cô bạn duy nhất ở đây, kết thúc bằng việc lấy chồng năm 16 tuổi bằng một cuộc gặp gỡ với người tình cũ... của mẹ ở một nhà thổ. Vô cùng tăm tối. Một cô gái non nớt chỉ mới dừng lại ở biết đọc biết viết dù không được đến trường, con chim non ấy chưa biết chút gì về cuộc sống này, ở tuổi thiếu niên như bao người khác cô khao khát khám phá, yêu đương, sự quan tâm và cô hoàn toàn chẳng nhân jđược điều gì. Sống với bà cô góa chồng không có con cô bị ghẻ lạnh, trong xưởng dệt mà con người làm viejjc như mtooj cái máy không hề có giao tiếp. Không bạn bè, không người thân thiết, cô còn quá non trẻ và sinh đẹp. Tôi đã cảm thấy lo sợ bơi cái sự non nớt lại kèm xinh đẹp ấy. Vì lẽ rằng hcusng ta vẫn nghe câu cũ: Hồng nhan bạc mệnh, bất hạnh có tìm đến cô gái khốn khổ này? Trong cái mớ đen tối lùng bùng ấy, lứa tuổi dậy thì luôn cần một con đường một hướng đi đúng đắn, bất cứ tác động nào cũng dễ ảnh hưởng đến họ và bản thân một cô gái hoàn toàn bình thường như cô đã bị cuốn vào những đụng chạm tình cảm với cô bạn cũng không đồng tính Louise. Louise là một trong số các cô gái sống ở tu viện dưới những quy định, hà khắc vốn có. Họ trẻ trung, khao khát tình yêu tình thương và có một chút gì đó là bản năng. Louise khiến Berthe trở thành người tình, 2 cô gái là người tình của nhau. Nhưng đây là một phần của hoàn cảnh như tác phẩm đã giải thích về Louise, cô gái đã từng bị cha mình cưỡng bức đến thành không ham muốn người khác giởi mà chuyển sang đồng giới. Berthe không có lỗi, chỉ là cô đến đúng lúc như số phận đưa đẩy.

Một cô gái trẻ trung quá đẹp ở giữa một ngôi làng thợ nghèo, chẳng phải như một quả bom nổ chậm sao? Nhưng ngay gần đó là lâu đài của của chủ nhà máy dệt, gia đình bá tước de Vaufrylard. Với tôi nó như một chút hy vọng, một chút chờ đợi rằng có một sự tiềm tàng nào đó sẽ thay đổi với cô gái đẹp không thuộc về cuộc sống mờ nahtj đến tàm thưởng này. Nhưng chẳng có gì xảy ra giữa cô với lâu đài sang trọng đó, những cuộc gặp gỡ quá mờ nahtj với bà chru lâu đài. Và cuố icufng cô gái non nớt thieetus hiểu biết ấy đã lại đi theo số phận rơi vào nhà chứa nhưng may mắn đã tìm đến cô ngay ở người khách đầu tiên. Cô trở thành nhân tình và cuối cùng được trở thàn vợ - quý bà của ông Rodolphe de la Huchette, trớ trêu thay một phần vì mối quan hệ lỗi lầm trước đó của ông ta với mẹ cô - bà Emma Bovary. Thật cay nghiệt khi một ông già ngoại tứ tuần ham mê sắc dục đó lấy con gái của nhân tình cũ - ngwoif ông đẫ góp phần đẩy đến cái chết. Tưởng như mở được một trang mới tưởi sáng hơn cho Berthe Bovary khi giờ đây cô đã bước lên một bước cao hơn thì cũng như đóng lại cuộc đời của cô gái trẻ. Tôi vẫn còn nhớ câu nói của một nhân vật trong một bộ phim khi cô ấy có con khi còn quá trẻ: Tôi đã là đàn bà trước khi là phụ nữ. Và câu nói này phù hợp với Berthe khi tôi đọc tới đoạn này. Cô ấy có thai, cô ấy "được" lấy và may mắn trở thành quý bà. Nhưng mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời đều có một ý nghĩa reieng của nó, nhờ cuộc gặp gỡ định mệnh này cô đã may mắn thoát khỏi kiếp gái làng chơi - mtooj cuộc đời còn đen tối hơn trước, may mắn bước đến cucooj sống quý tộc hơn. Đều có cái giá của nó.
      Chúng ta, người đọc có thể thấy đau đớn, tiếc nuối cho Berthe khi cô gái lấy người tình của mẹ đáng tuổi cha mình ấy. Nhưng Berthe - cô gái trẻ thiếu hiểu beiets ít nhất là về nghĩa đen ấy lại hoàn toàn hạnh phúc. Cô tháy mình đợc cứu vớt, đang được yêu thương được quan tâm lại đến từ người cô ngưỡng mộ qua bức ảnh ôc tìm thấy trong đôáng đồ di vật của mẹ. Cô đã khẳng đinh cô yêu ông ấy, giai đoạn đầu  của cuộc hôn nhân là hạnh phcus.


(Còn tiếp, dài quá, tí sửa sau)














Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire