Thỉnh thoảng mình muốn viết gì đó thật nghiêm túc, thật cẩn trọng, thật mang tính tham khảo và đưa ra quan điểm cá nhân cũng như biện luận cao, không chỉ đơn thuần là cảm tính cá nhân. Đặc biệt như lúc này sau khi đọc rất nhiều bài viết của Soi và nhìn thấy những tiêu đề của BBC. Vậy mình có muốn trở thành nhà báo không? Thực ra câu trả lời khẳng định rằng không. Mình của những năm tháng gần đây cũng như hiện tại đã không còn phù hợp với nghề báo hay người làm báo nữa rồi. Vậy có nghĩa là có những lúc mình đã từng phù hợp. Đúng vậy, đã có những lúc mình muốn làm người làm báo và cảm thấy mình của thời điểm đó phù hợp. Còn bây giờ, với bản tính hiện tại thay đổi theo năm tháng để trở thành như bây giờ, mình tự nhận thấy mình hoàn toàn không phù hợp, cho dù mình có muốn, nhưng may mắn rằng mình cũng không muốn. Nhưng, sự thật rằng mình không muốn làm báo, nhưng mình muốn làm người viết. Mình chỉ muốn đọc và viết. Vậy thôi.
Viết ra hai từ ngắn gọn đó thật đơn giản, nhưng mình biết nó không hề đơn giản như vậy. Vậy mình muốn trở thành ai hay điều gì của cuộc sống của mình? Một trong những từ mình rất thích của chị Veo đó là: trở thành người truyền cảm hứng. Truyền cảm hứng cho người khác bằng những gì mình đã làm và đang làm, không phải bằng cách cố gắng để gây ấn tượng cho họ. Mà trước hết những điều đó mình làm cho mình, vì mình. Nhưng nó có ý nghĩa với mình và có thể tạo một thứ sóng ngầm ảnh hưởng tích cực cho người khác, mình muốn truyền cảm hứng cho họ từ tinh thần của mình, khơi gợi thứ ẩn chứa trong người khác mà bản thân họ không biết và mình cũng không biết. Mình chỉ muốn đem lại cho họ chút cảm hứng và từ đó chính họ tìm được phần ẩn giấu trong mình. Đương nhiên mình không muốn trở thành hình tượng của ai cả. Trở thành hình tượng của người khác nặng nề lắm.
Je voudrais de la lumière. Comme en Nouvelle Angleterre. Je veux changer d'atmosphère. Dans mon jardin d'hiver...
jeudi 4 décembre 2014
dimanche 13 avril 2014
Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã một thời gian. Thậm chí có thể có những thất bại làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn.
Chẳng biết bác này là ai, chỉ thấy hợp và cần với mình thì trích lại, lấy ở đây: Chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường – Trần Vinh Dự.
Từ nay có lẽ bỏ thói quen google xem người mình vừa thoáng thấy này là ai, để tránh vướng khỏi những lời chỉ trích tiêu cực mà giờ nhan nhản trên mạng. Chín người mười ý, kiểu gì cũng có người không ưa người này người kia và thành ra làm ảnh hưởng đến cái nhìn của mình. Cứ đọc bài của họ thấy ưng ý bài đó là được rồi, còn lại không quan tâm.
*
Qua bên tumblr gõ lạch tạch về The help đang đọc tí mà chrome bị lỗi đơ thẳng cẳng rồi đóng cách xoạch, bực mình. Thua cái bọn twitter sau khi bị lỗi chẳng cần lưu nháp cũng tự động giữ nguyên bản text khi mở lại. Tumblr á, cũng mở lại nhưng mà là text trắng tinh khôi. Chán chẳng buồn gõ lại nữa, cứ nhìn đồng hồ rồi phân vân không biết có nên đến bệnh viện hnay không. Lại lười qua, việc hôm nay lại dồn mai cho xem. Chán mình kinh khủng.
dimanche 9 mars 2014
Socio-psy
Về câu hỏi của Calm, mình nghĩ hai từ đó được dịch từ hai từ tiếng Anh: "antisocial personality disorder" và "personality disorder". Trong đó, "personality disorder" là từ chung để chỉ hầu hết các bệnh về tâm thần, không phải là một bệnh cụ thể. Hồi trước, khi mình tìm trên Google VN để tìm nghĩa tiếng Việt thì từ "psychopathy" thường được dịch theo nghĩa đen là "tâm bệnh". Từ này có nghĩa quá chung chung trong tiếng Việt nên mình không dùng. Chỉ có một hai trang dùng từ "thái nhân cách". Lúc nãy mình tìm lại trên Google VN thì thấy từ "thái nhân cách" đã được dùng rộng hơn rất nhiều.
Nhân đây, mình muốn nói một chút về các tên gọi của chứng thái nhân cách trong tiếng Anh. Mặc dù chỉ là tên gọi nhưng nó cũng quan trọng vì chúng phản ánh những cách nhìn nhận khác nhau về chứng thái nhân cách.
* "Antisocial personality disorder" là từ được định nghĩa chính thức trong cẩm nang tâm lý học DSM-IV-TR. Nó chỉ những người có hành vi phản xã hội (antisocial) rõ ràng. Nó áp dụng rất chính xác cho bọn lưu manh, trộm cướp, đầu gấu v.v... Nhưng nó không phải là thuật ngữ chính xác cho chứng thái nhân cách vì rất nhiều kẻ thái nhân cách che giấu hành vi của chúng tốt đến nỗi thoạt nhìn bề ngoài chúng là những công dân kiểu mẫu. Các trường hợp mô tả trong cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" nêu bật khía cạnh này. Có thể nói chỉ những kẻ thái nhân cách không thành công mới bị xem là chống đối xã hội và bị vào tù. Những kẻ thái nhân cách thành công ngồi ở các ghế giám đốc công ty, thẩm phán, linh mục, chính trị gia, v.v... và được hầu hết mọi người kính trọng (hay sợ hãi).
* "Sociopathy" hay "sociopath" (tạm dịch là thái nhân cách xã hội) là một từ nữa hay được dùng để chỉ chứng thái nhân cách. Tiêu đề tiếng Anh của cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" cũng dùng từ này. Đây là điểm yếu duy nhất của cuốn sách ấy bởi vì vế đầu "socio-" của từ "sociopath" ngụ ý rằng chứng bệnh này bắt nguồn từ xã hội, hay từ quá trình nuôi nấng, trưởng thành. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cách rõ ràng chứng thái nhân cách là có nguồn gốc từ gen. Quá trình trưởng thành chỉ quyết định cách nó biểu hiện ra ngoài, chứ không quyết định việc nó có xuất hiện hay không. Nói một cách khác, quá trình trưởng thành quyết định một đứa trẻ thái nhân cách sẽ trở thành một tay trùm anh chị nếu nó sinh ra trong môi trường thiếu giáo dục, hay một tay giám đốc công ty lớn nếu sinh ra trong gia đình giàu có.
* "Psychopathy" hay "psychopath" là từ chính xác nhất để chỉ chứng thái nhân cách. May mắn trong tiếng Việt cả hai từ "sociopathy" và "psychopathy" đều có thể dịch thành "thái nhân cách" nên người đọc không phải bận tâm về sự khác nhau.
Cuối cùng, mình trích một đoạn trong một tài liệu về chứng thái nhân cách mình đang dịch ở dưới đây vì nó cũng có liên quan:
Chỉ vì không hiểu câu thoại của chú Sherlock tự nhận mình là "high functioning sociopath" mà tôi lần mò đi đọc cái này, trích vào đây không nhỡ mất link.
Để rảnh rỗi đọc nốt cái này: Sociopath vs. Psychopath: What’s the Difference?
Ai da, thực ra tôi vẫn còn hứng thú với psychology và sociology lắm đấy.
* * *
Đang ngồi viết lettre de motif, pj d'etude và pj prof. Cố lên, cố lên, cố lên. Sao tôi lcus nào cũng cahamj chạp và vất vả hơn con nhà người ta thế nhỉ, chỉ vì IQ thấp chăng huhu...
Nhân đây, mình muốn nói một chút về các tên gọi của chứng thái nhân cách trong tiếng Anh. Mặc dù chỉ là tên gọi nhưng nó cũng quan trọng vì chúng phản ánh những cách nhìn nhận khác nhau về chứng thái nhân cách.
* "Antisocial personality disorder" là từ được định nghĩa chính thức trong cẩm nang tâm lý học DSM-IV-TR. Nó chỉ những người có hành vi phản xã hội (antisocial) rõ ràng. Nó áp dụng rất chính xác cho bọn lưu manh, trộm cướp, đầu gấu v.v... Nhưng nó không phải là thuật ngữ chính xác cho chứng thái nhân cách vì rất nhiều kẻ thái nhân cách che giấu hành vi của chúng tốt đến nỗi thoạt nhìn bề ngoài chúng là những công dân kiểu mẫu. Các trường hợp mô tả trong cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" nêu bật khía cạnh này. Có thể nói chỉ những kẻ thái nhân cách không thành công mới bị xem là chống đối xã hội và bị vào tù. Những kẻ thái nhân cách thành công ngồi ở các ghế giám đốc công ty, thẩm phán, linh mục, chính trị gia, v.v... và được hầu hết mọi người kính trọng (hay sợ hãi).
* "Sociopathy" hay "sociopath" (tạm dịch là thái nhân cách xã hội) là một từ nữa hay được dùng để chỉ chứng thái nhân cách. Tiêu đề tiếng Anh của cuốn "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" cũng dùng từ này. Đây là điểm yếu duy nhất của cuốn sách ấy bởi vì vế đầu "socio-" của từ "sociopath" ngụ ý rằng chứng bệnh này bắt nguồn từ xã hội, hay từ quá trình nuôi nấng, trưởng thành. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cách rõ ràng chứng thái nhân cách là có nguồn gốc từ gen. Quá trình trưởng thành chỉ quyết định cách nó biểu hiện ra ngoài, chứ không quyết định việc nó có xuất hiện hay không. Nói một cách khác, quá trình trưởng thành quyết định một đứa trẻ thái nhân cách sẽ trở thành một tay trùm anh chị nếu nó sinh ra trong môi trường thiếu giáo dục, hay một tay giám đốc công ty lớn nếu sinh ra trong gia đình giàu có.
* "Psychopathy" hay "psychopath" là từ chính xác nhất để chỉ chứng thái nhân cách. May mắn trong tiếng Việt cả hai từ "sociopathy" và "psychopathy" đều có thể dịch thành "thái nhân cách" nên người đọc không phải bận tâm về sự khác nhau.
Cuối cùng, mình trích một đoạn trong một tài liệu về chứng thái nhân cách mình đang dịch ở dưới đây vì nó cũng có liên quan:
Quote:Chứng thái nhân cách được định nghĩa trong tâm thần học là một trạng thái đặc trưng bởi sự thiếu hụt khả năng đồng cảm hoặc lương tâm, tính khuếch đại, khoa trương, ngạo mạn, nhẫn tâm, nông cạn, kém khả năng kiềm chế và hay sử dụng thủ đoạn để giành quyền kiểm soát của cải, tài nguyên hoặc con người. Kẻ thái nhân cách cũng được biết đến là dễ nóng giận, không cảm thấy hối lỗi hay lo lắng và dễ phạm pháp hay gây tội ác. [2](Nguồn từ đây)
Mặc dùng được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ tâm thần học, thái nhân cách không có đề mục chính xác tương ứng [3] trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Các Rối loạn Tâm thần – Phiên bản IV – Có Sửa đổi (DSM-IV-TR), trong đó đề mục gần nhất là rối loạn nhân cách chống xã hội (anti-social personality disorder), hay trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế - Phiên bản 10 (ICD-10), trong đó đề mục gần nhất là rối loạn nhân cách lẩn tránh xã hội (dissocial personality disorder). Vấn đề này sẽ được thảo luận trong phần “Lịch sử”.
Trong thực hành lâm sàng hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán chứng thái nhân cách là dùng Bảng Kiểm tra Thái nhân cách – Có Sửa đổi (PCL-R) của Robert Hare. Hare mô tả những kẻ thái nhân cách như là “những con thú săn mồi trong lốt người, những kẻ dùng sự hấp dẫn, thủ đoạn, đe dọa và bạo lực để kiểm soát những người khác và đáp ứng nhu cầu riêng ích kỉ của chúng. Do không có lương tâm và cảm xúc với người khác, chúng nhẫn tâm lấy bất cứ cái gì chúng muốn và làm bất cứ điều gì chúng thích, vi phạm chuẩn mực và đạo đức xã hội mà không có chút cảm giác hối hận hay vương vấn nào.” Hare cũng cho rằng mặc dù tỉ lệ thống kê của những kẻ thái nhân cách trong một xã hội bất kì là rất nhỏ, phần đóng góp của chúng vào những đau khổ trong xã hội là đặc biệt lớn. [4] Qua việc nghiên cứu cho thấy những kẻ thái nhân cách rất lão luyện trong việc leo lên những vị trí cao trong giới kinh doanh và chính trị, chúng ta có thể nói chứng thái nhân cách là vấn đề quan trọng nhất của xã hội hiện đại.
Với một người ngoài ngành, thuật ngữ thái nhân cách thường được hiểu rộng hơn, và thường bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần nói chung. Người ta thường coi “kẻ thái nhân cách” là đại diện cho cảm nhận cá nhân của họ về một con người tà ác, thường dưới hình thức một kẻ điên rồ giết người hàng loạt như vẫn được mô tả trong phim ảnh và văn học. Đây là một nhận thức sai lầm đáng tiếc.
Chỉ vì không hiểu câu thoại của chú Sherlock tự nhận mình là "high functioning sociopath" mà tôi lần mò đi đọc cái này, trích vào đây không nhỡ mất link.
Để rảnh rỗi đọc nốt cái này: Sociopath vs. Psychopath: What’s the Difference?
Ai da, thực ra tôi vẫn còn hứng thú với psychology và sociology lắm đấy.
* * *
Đang ngồi viết lettre de motif, pj d'etude và pj prof. Cố lên, cố lên, cố lên. Sao tôi lcus nào cũng cahamj chạp và vất vả hơn con nhà người ta thế nhỉ, chỉ vì IQ thấp chăng huhu...
vendredi 7 mars 2014
London's weather in Hanoi and Sherlock follows me
Trời mưa rả rích lộp độp gõ lên mái tôn. Nhét tai nghe ngồi nghe bản này. Khóc xừ mất.
Follow sắp đủ cả dàn cast Sherlock rồi, vừa follow The woman!!!
* * *
Đây là bản nhạc nền đoạn Sherlock pha trà đợi Moriarty đến "nói chuyện" phần mở đầu ep.3 season 2, The Reichenbach Fall. Mình còn một tập cuối cùng (ep.3) của season 3, His last vow, chưa xem. Vì không muốn xem, không muốn kết thúc câu chuyện này, mình còn trì hoãn thì nó còn tiếp diễn.
Sau một đêm loay hoay mãi không xem online được, có 2 phút đoạn cú rơi giả thiết của Anderson mà xem đi xem lại nửa tiếng. Rầu quá nên đi ngủ nằm xem fanmade-clip Sherlock-Molly, nghĩ ngợi viển vông. Hai hôm trước down đủ bộ về, một chiều tối ngồi xem hết 2 tập của season 3, ngừng lại. Mình bị rơi vào trạng thái cảm xúc nhân vật trong phim.
Về Molly, cô gái được gọi là lovelorn Sherlock
Sau season 2, đây là season mình yêu thích nhất cho đến giờ dù chưa hề xem hết ss3. Cách Molly xuất hiện lần đầu tiên trong phim, nghề nghiệp, cách cô ăn mặc và cách nói chuyện. Bộ phim không nói mối quan hệ và bối cảnh quen biết giữa Molly và Sherlock nhưng mình đoán có lẽ vì Sherlock hay lui tới Bart's morgue nên dần quen biết Molly. Ngay lần đầu tiên xuất hiện đạo diễn/biên kịch (ai vậy?) đã để người xem biết tình cảm của Molly dành cho Sherlock nhưng anh chàng "đã kết hôn với công việc" kia thì chẳng để tâm đến lời dạm hỏi về lời mời cafe của cô nàng nerd nhút nhát. Mỗi lần gặp nhau là một lời nhận xét hoặc trêu chọc đôi khi đậm mùi trí óc (cân nặng), châm biếm (cách nói chuyện) hay cái trò fake flirt (mái tóc) đôi khi chàng vẫn sử dụng vì mục đích cần sự giúp đỡ của Molly càng khiến Molly nuôi hy vọng. Và mình nghĩ Sherlock không khó ngửi thấy mùi hương cuốn về phía mình mà Molly dành cho anh. Nhưng có vẻ như Sher chỉ thật sự biết về tình cảm của Mo sau những lời nói vô duyên lại cứ tưởng kiểu châm biếm mọi khi vào ngày Giáng Sinh.
Sau khi xem xong tập 3, ss2 mình đã nghĩ mãi về tình cảm Mo dành cho Sherlock. Và lời thoại dài nhất ngoài công việc (vụ án, xác chết, xét nghiệm...) Mo từng nói với Sher mà với mình, mình coi đó là lời tỏ tình Molly dành cho chàng trai cô thích hay loves (?). Chính mình cũng không biết dùng từ nào hơn.
"What I’m trying to say is, that if there’s anything I can do, anything you need, anything at all, you can have me."
Louise Brealey: I dont think Molly is really Sherlock's type Bài viết này cũng chỉ xác thực thêm lối suy nghĩ không chỉ của riêng mình mà thôi.
(sẽ viết tiếp)
Về Sherlock sau ep1 và 2 ss3
Chính xác là Sher trở về sau 2 năm ẩn dận và Watson nghĩ rằng Sher đã chết. Tập 1 gần như màn mở đầu giới thiệu lại màn làm quen và trở về cuộc sống thực của Sherlock và nhiều hơn hết là chuộc lỗi với Watson để tiếp tới tập 2 với trung tâm là đám cưới của Watson. Tất cả chỉ làm mình thấy nổi rõ lên một cảm giác. Cô đơn.
"Alone is what I have. Alone protects me."
Sau hai năm biến mất, chính xác là sống cuộc sống của mình cho dù là sự hy sinh để mang lại sự bình yên cho những người yêu quý, thì nay mỗi người đã có một cuộc sống riêng. Đặc biết soulmate-Watson. Wat đã moving on, tiếp tục cuộc sống mới và lại tìm thấy hạnh phúc. Sherlock trở về, ai cũng mong rằng hội ngộ khó khăn rồi cuộc sống xưa sẽ trở lại, chúng ta sẽ lại dung dăng dung dẻ thâu đêm suốt sáng bất kể thời gian không gian bên nhau đi phá án. Nhưng đời không như là mơ không thì đời sẽ rất là chua. Anh vẫn như vậy, không có nghĩa mọi người xung quanh anh không thay đổi. Cho dù Sherlock và Watson có tin tưởng rằng hai người sẽ vẫn như xưa. Nhưng Sher không thể tránh được suy nghĩ hiển nhiên rằng: Wat đã có niềm hạnh phúc mối quan tâm mới, anh không còn là duy nhất nữa. Chủ nghĩa Alone anh tôn thờ nay đã thành sự thật. Làm sao anh có thể ích kỷ giữ Wat cho riêng mình. Cho dù Mary rất tuyệt vời và quả thật cô ấy là người như vậy thì chính điều đó lại càng làm Sher không thể làm điều gì có lỗi với hai con người tuyệt vời gắn kết bên nhau đó. Anh rời đám cưới sớm, đơn độc, cô quạnh. Cả một tập phim tràn ngập hài hước, vui vẻ, một Sherlock sau hai năm (trên phim và cả ngoài đời) xuất hiện lại màn ảnh, rắn chắc, mập mạp và có nếp nhăn hơn trước. Điều đó càng làm vẻ mặt dãi dầu của anh cô độc hơn. Nụ hôn má như lời chia tay chính thức cho mọi điều chưa từng bắt đầu với Molly. Anh trở lại làm Alone Sherlock như ngày nào, có chăng khác lại là lời welcome back của anh trai Mycroff.
Nếu chúng ta đã sống một mình và vẫn sống một mình thì ta sẽ sống ổn với một mình hay cô đơn ổn thỏa suốt đời. Nhưng nếu ta trót để một ai đó bước vào cuộc đời ta rồi lại để họ bước ra thì cô đơn-cô độc sẽ xâm lấn ta suốt phần đời còn lại. Một vết cắt đi qua đường thẳng, làm sao đòi đường thẳng còn nguyên lành.
Và mình đã bị cảm giác cô đơn ấy dìm xuống, down mood, downtime suốt mấy ngày. Đầu óc mơ màng, phiêu phiêu, buồn buồn vô cớ. Lại thêm thời tiết không kém gì đang ở Luân Đôn này, lờ mơ sương, xám xịt mưa mỗi ngày.
Kết thúc bằng một vài hình ảnh của một con nghiện, Sherlock fan chính hiệu thời gian gần đây và tình hình thời tiết xứ sở sương mù.
À la Sherlock - black coat never buttoned and navy/blue scarf, mixed Irene nail colour
Weather à la London - một sáng dậy quá sớm, nhàn cư
mưa hoài mưa mãi, không biết đang ở Huế hay Hn nữa?
Vậy thôi, gần 2 giờ rồi đi ngủ thôi.
jeudi 20 février 2014
thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014
Bình minh vào lúc 9 rưỡi sáng, lê la đến 1g chiều mới dứt ra khỏi giường.
1. T8/2013: 3p - Anh Le, Chahit - kindergarten Lotus, 1 week
2. T9/2013: 3p - Ellen, 2 bác NZ - PT2
Paulo, Anna...
3. T10/2013: 3p - Jon, Holly, Gussy - Lotus and night class Tao Sach temple
T11/2013: Maria + Annie: Bo De pagoda
4. T12: 5p - Nicole, Ling, Sophie, Tori - lotus
G6 - Kathy Tran, Jon and his gf, Ellen and her fr, Alana
5. T2: 3p, Howie, Aladi, Sherrrie - hospital
Mình không nghĩ là nhiều thế này, thậm chí mình đã quên tên và nhầm lẫn một vài người tại thời điểm nào rồi đấy, bên cạnh đó là Maddi, Phương, chị Hằng...
Note ra đây chứ chưa có biết khi nào viết được.
Inscription à :
Articles (Atom)